HomeHomeHome

Cấu tạo của cánh tay robot trong chuyền đúc nhôm hiện đại

Robot công nghiệp đang thao tác kiểm tra kích thước sản phẩm đúc nhôm sau quá trình gia công

Ngày nay, khi thời đại mà tự động hóa đang dần được trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, việc hiểu rõ về cấu tạo của cánh tay robot trong chuyền đúc và cách vận hành chúng là vô cùng quan trọng. Khi việc tích hợp robot vào dây chuyền sản xuất nổi lên như một giải pháp chiến lược, giúp các nhà máy tối ưu năng suất, nâng cao độ an toàn và đảm bảo chất lượng đồng đều cho từng sản phẩm.

1. Vì sao robot công nghiệp ngày càng được ưa chuộng khi tích hợp vào chuyền đúc?

Trong ngành công nghiệp đúc, đặc biệt là ngành đúc nhôm, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro về nhiệt độ cao, hợp kim nóng chảy và quy trình vận hành phức tạp. Chính vì thế, các thiết bị, máy móc và đặc biệt là các cánh tay robot thông minh được tích hợp vào chuyền đúc sẽ trở thành lựa chọn lý tưởng để thay thế sức lao động con người. Đồng thời mang lại sự chính xác và hiệu quả vượt trội, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh do về sự cố an toàn lao động xảy ra.

Tại nhiều nhà máy ở Việt Nam và trên thế giới, cấu tạo của cánh tay robot trong chuyền đúc đã được các hãng cải thiện và nâng cao chất lượng qua từng model. Để có thể ứng dụng tốt các cánh tay robot trong các quy trình rót nhôm lỏng vào khuôn, phun chất chống dính, lấy sản phẩm ra khỏi khuôn, cắt ba via, kiểm tra chất lượng và đóng gói.

Hệ thống robot công nghiệp gắp sản phẩm sau đúc trong chuyền đúc nhôm
Hệ thống robot công nghiệp gắp sản phẩm sau đúc trong chuyền đúc nhôm (Nguồn Internet)

2. Cấu tạo của cánh tay robot trong chuyền đúc nhôm hiện đại

Robot công nghiệp thông minh được lập trình để phục vụ cho quá trình đúc nhôm thường có thiết kế chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao. Các thành phần chính bao gồm:

2.1 Cánh tay robot (robotic arm)

Là phần linh hoạt giúp robot thực hiện chuyển động đa trục. Có thể là robot 6 trục (phổ biến nhất), SCARA hoặc Cartesian tùy thuộc vào không gian làm việc và nhiệm vụ.

2.2 Cơ cấu truyền động

Gồm động cơ servo kết hợp với hộp số hoặc hệ thống thủy lực/khí nén. Bộ truyền động giúp cánh tay robot di chuyển chính xác và chịu tải tốt trong điều kiện khắc nghiệt.

2.3 Cảm biến và camera

Trang bị cảm biến nhiệt, lực, hình ảnh… để giám sát vật đúc, điều chỉnh thao tác trong thời gian thực, nhận biết sai lệch và tránh va chạm.

2.4 Bộ điều khiển trung tâm (controller)

Chịu trách nhiệm lập trình và điều khiển các hoạt động của robot, đồng thời kết nối với các hệ thống quản lý sản xuất để thu thập dữ liệu.

2.5 Thiết bị cuối (end-effector)

Đây là thiết bị được tích hợp sau cùng vào các cánh tay robot, và được xem là các giải pháp được thực hiện dựa trên những nhu cầu cá nhân hóa nhất mà mỗi doanh nghiệp khác nhau yêu cầu. Hệ thống được trực tiếp tiếp xúc với vật đúc như kẹp, gắp, dụng cụ cắt, vòi phun, hút chân không hoặc dụng cụ múc hợp kim.

Cấu tạo của cánh tay robot trong chuyền đúc đang thực hiện thao tác gắp chi tiết
Cấu tạo của cánh tay robot trong chuyền đúc đang thực hiện thao tác gắp chi tiết (Nguồn: Internet)

3. Các công đoạn tiêu biểu khi sử dụng robot trong chuyền đúc

Một số nhiệm vụ phổ biến trong dây chuyền sản xuất kim loại, nhôm, thép,… phù hợp với cấu tạo của cánh tay robot trong chuyền đúc sản phẩm có thể đảm nhận và thực hiện:

  • Múc và rót kim loại nóng chảy: Robot đảm bảo tốc độ và lưu lượng đổ kim loại chính xác, giảm thiểu lỗi kỹ thuật.
  • Phun chất bôi trơn khuôn: Giúp tăng tuổi thọ khuôn, chống dính và đảm bảo sản phẩm dễ lấy ra.
  • Lấy sản phẩm sau đúc: Giúp tránh bỏng nhiệt, nâng cao an toàn lao động.
  • Cắt tỉa ba via: Đảm bảo sản phẩm đạt đúng kích thước và tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Kiểm tra sản phẩm: Tích hợp cảm biến hình ảnh để phát hiện lỗi và phân loại tự động.

Trong các quy trình kể trên, robot công nghiệp trong chuyền đúc không chỉ thay thế sức người mà còn giúp chuẩn hóa chất lượng sản phẩm hàng loạt.

Robot công nghiệp đang thao tác kiểm tra kích thước sản phẩm đúc nhôm sau quá trình gia công
Robot công nghiệp đang thao tác kiểm tra kích thước sản phẩm đúc nhôm sau quá trình gia công (Nguồn Internet)

4. Ưu điểm khi ứng dụng robot công nghiệp trong chuyền đúc

  • Tăng năng suất đáng kể: Robot có thể làm việc 24/7 mà không bị mệt mỏi.
  • An toàn tuyệt đối: Giảm thiểu tai nạn lao động, đặc biệt ở khâu xử lý nhiệt.
  • Chất lượng đồng đều: Nhờ thao tác chính xác, sản phẩm ít lỗi hơn.
  • Tối ưu chi phí dài hạn: Dù đầu tư ban đầu cao, nhưng hiệu quả mang lại bền vững.
  • Tính linh hoạt cao: Robot có thể lập trình để phù hợp nhiều loại khuôn và quy trình.

5. Các ngành công nghiệp đang ứng dụng robot công nghiệp trong chuyền đúc nhôm

Ứng dụng robot công nghiệp trong chuyền đúc nhôm đang được mở rộng mạnh mẽ tại các lĩnh vực như:

  • Ô tô: Đúc khối động cơ, vỏ hộp số, cánh tay đòn…
  • Hàng không: Linh kiện chịu lực, bộ phận vỏ máy bay.
  • Thiết bị gia dụng và điện tử: Bộ vỏ sản phẩm nhôm định hình.
  • Y tế và công nghiệp nhẹ: Dụng cụ nhôm nhẹ, an toàn, tinh xảo.
quy trình đúc phụ tùng ô tô quy trình gia công phụ tùng hộp số bằng hệ thống robot tự động
Quy trình đúc phụ tùng ô tô quy trình gia công phụ tùng hộp số bằng hệ thống robot tự động (Nguồn Internet)

6. Nên chọn robot loại nào cho dây chuyền đúc nhôm?

Tùy vào quy mô, ngân sách và độ phức tạp của dây chuyền, bạn có thể lựa chọn:

  • Robot 6 trục: Linh hoạt cao, dùng cho mọi công đoạn, phù hợp với không gian hẹp.
  • Cobot (robot cộng tác): Làm việc chung với người, an toàn và tiết kiệm không gian, phù hợp với dây chuyền nhỏ hoặc yêu cầu thao tác tinh xảo.
  • Robot SCARA: Tốc độ nhanh, chính xác cho thao tác múc hoặc gắp đơn giản.
  • Robot Cartesian: Độ chính xác cao, ít linh hoạt, thích hợp cho các thao tác tuyến tính.
Robot tự động trong nhà máy đúc thông minh
Robot tự động trong nhà máy đúc thông minh (Nguồn Internet)

Kết luận: Đầu tư vào robot công nghiệp trong chuyền đúc là lựa chọn cho tương lai

Không còn nghi ngờ gì nữa, robot công nghiệp trong chuyền đúc chính là chìa khóa để tiến tới một nhà máy thông minh, nơi mọi hoạt động đều tối ưu, an toàn và bền vững.

Tại Robotnext, chúng tôi mang đến giải pháp tự động hóa đúc khuôn toàn diện từ khảo sát, tư vấn, cung cấp thiết bị đến triển khai và bảo trì. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong hành trình chuyển đổi số hóa sản xuất.

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm cùng các chuyên gia có hơn 10 năm trong ngành robot công nghiệp, chúng tôi am hiểu sâu sắc về các dòng robot như ABB, FANUC, YASKAWA, cũng như cấu trúc và cách vận hành của từng loại động cơ servo trong các hệ thống cánh tay robot.

Hãy liên hệ ngay với Robotnext ngay qua số Hotline: 0909 914 837 để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn chi tiết nhất.

Leave A Comment

PhoneEmail Youtube

ĐĂNG KÝ NGAY!